Kế hoạch chuyên môn năm học 2018 – 2019

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD& ĐT TX BUÔN HỒ                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH Y- NUÊ                                                    Độc lập – tự do – Hạnh phúc

Số     /KHCM YN                                      Thống Nhất, ngày    tháng  8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2018 – 2019

A.ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC  2017-2018                                                              

Trong năm học qua nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo chuyên môn phong trào thi đua động viên CBGV hăng hái đăng ký các danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát kế hoạch đã đề ra ở từng đợt; có sơ kết, tổng kết động viên những tập thể cá nhân làm tốt bằng cả vật chất và tinh thần …
Cuối năm nhà trường đã đạt được một số kết quả như sau:

I.Về trường lớp và học sinh:
Năm học 2017 -2018, trường có 10  lớp,với tổng số học sinh là 164 em, nữ 82 em

Trong đó 100% là HS dân tộc tại chỗ.Và 100% lớp học 2 buổi/ngày.
Cuối năm học vẫn duy trì được sĩ số 100%

  1. 1. Chất lượng học sinhcuối năm :
  2. Các năng lực và phẩm chất:

* Năng lực:  Tốt: 63 học sinh

Đạt: 97 học sinh

Cần cố gắng: 04 học sinh

* Phẩm chất:  Tốt: 89 học sinh

Đạt: 75 học sinh

Cần cố gắng: 0

  1. Các môn học và hoạt động giáo dục:

Hoàn thành tốt: 40  học sinh tỉ lệ 24,4%

Hoàn Thành : 120 học sinh tỉ lệ 73,2 %

Chưa hoàn thành: 04 học sinh tỉ lệ 2,4%

  1. 2. Học sinh hoàn thành chương trình lớp học:    

Hoàn thành CTTH: 31 em đạt  100 %

HS Xuất sắc cuối năm : 40 em,tỷ lệ: 24,39% .HSTB: 120 em,tỷ lệ : 73,17 %

HS CHT chương trình tiểu học : 4 em,tỷ lệ:  2,44 %.

  1. Khen thưởng:

Khen thưởng học sinh cấp trường: 40 em nữ:

Khen thưởng HS vượt trội : 27 em, nữ 16

II.Về kết quả giáo viên cuối năm:

Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên: 24  trong đó:

Đạt chuẩn và trên chuẩn: 100 %

Trong đó: Đại học: 17; Cao đẳng: 02; Trung cấp: 5

*Tham gia các hội thi và đạt :

– Giáo viên giỏi cấp trường : 13 nữ 11 . Khá : 5 nữ  4 .

– GV dạy giỏi cấp thị xã: 3  nữ 2.

– TPTĐ giỏi cấp thị xã: 1

– GVCN giỏi cấp thị xã : 2 nữ 2 .GVCN giỏi cấp tỉnh đạt:  1 nữ  1

– Tham gia thi SKKN cấp thị xã đạt: 6 đ/c  trong đó: 3 đ/c đạt loại B và 3 đ/c đạt loại C.

3.Công tác thi đua khen thưởng:

 * Về cá nhân:

       – Đối với giáo viên tham gia các hội thi đạt:

Tham  thi  giáo viên CN  giỏi cấp thị xã: 02 đ/c trong đó có 01đ/c đạt giải ba

Tham  thi  giáo viên CN  giỏi cấp tỉnh: 01 đ/c trong đó có 01đ/c đạt giải ba, 02 đ/c đạt khuyến khích.

Thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã: 03 đ/c

Thi giáo viên Tổng phụ trách Đội thị xã: 01 đ/c đạt giải khuyến khích

Tham gia thi Sáng kiến kinh nghiệm cấp Thị xã: 06 SK; trong đó 03 SK xếp loại B, 03 SK xếp loại C

       – Về thi đua cuối năm:

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thị xã tặng bằng khen, giấy khen: 02 đ/c

+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:   02 đ/c

+ Lao động Tiên tiến:   14 đ/c

+ Kết quả BDTX đạt loại giỏi:  8/20; Khá 12/20

+ Kết quả đánh giá xếp loại chuẩn GV: Xuất sắc 12/18; Khá 6 /18

 *  Về tập thể:

+ Thi kỹ năng chỉ huy Đội giỏi thị xã đạt giải nhì, cấp tỉnh đạt.

+ Chi bộ: Trong sạch vững mạnh và Đảng ủy tặng Giấy khen

+ Trường đạt Tập thể Lao động tiên tiến

+ Trường được công nhận CQVH

+ Công đoàn trường được công nhận danh hiệu “Công đoàn cơ sở Vững mạnh”.

+ Chi đoàn: Vững mạnh

+ Liên đội: Vững mạnh được UBND thị xã tặng Giấy khen

*.Có những thành tích trên là nhờ:

  1. Có quan tâm động viên tạo điều kiện giúp đỡ của đảng ủy, Chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo đối với nhà trường.
  2. Sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể CBGV và hs toàn trường.
  3. Có kế hoạch tổ chức và thực hiện nhiệm vụ năm học khoa học và đạt hiệu quả, sưu phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể.

4 Tập thể CB-GV có tinh thần học tập, rèn luyện trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. Bên cạnh những thành tích đạt được nhà trường vẫn còn một số hạn chế sau:

Đội ngũ CBGV còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

 

  1. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2018 – 2019

Căn cứ Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 02/08/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2018 – 2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Công văn số 200/PGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo TX Buôn Hồ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 đối với Giáo dục tiểu học;

Căn cứ vào kết quả đạt được về giáo dục tiểu học năm học: 2017 – 2018 và tình hình thực tế của nhà trường. Chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học  2018 – 2019 gồm những nội dung cụ thể như sau:

 

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Trường TH Y- Nuê  nằm phía cánh Đông của Phường Thống Nhất . Học sinh của trường đều là các con em của  thôn, buôn Dlung Ia và Ib. Năm học 2018 – 2019 nhà trường đang sử dụng 1điểm trường . Trong đó trường  gồm có 10 phòng học, 1phòng  văn thư thủ quỹ, 1phòng thư viện, 1 phòng HĐ, 1phòng hiệu trưởng,1 phòng hiệu phó, 1 phòng Đội, 2 công trình vệ sinh ,  bàn ghế cho giáo viên, bàn ghế cho học sinh, quạt, điện đầy đủ.

Năm học 2018 – 2019 là năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, củng cố kết quả các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Năm học 2018 – 2019 trường Tiểu học Y-Nuê có:

1/ Cán bộ giáo viên nhân viên:

 

TS

 

 

 

Nữ

Giáo

viên

BGH Đảng viên  

TPT

Đội

Nhân viên
TS Nữ DT NDT TS Nữ DT TS Nữ B.vệ VT-TQ KT TV-TB YT
22 17 16 14 5 6 1 1 1 14 10 1 1 1 1 1 0

2.Thống kê trường lớp và học sinh:

Khối Số Lớp TSHS Nữ D. tộc Nữ D.tộc HSKT Hộ nghèo
1 2 37 15 37 15 0 11
2 2 29 9 29 9 0 8
3 2 32 17 32 17 0 6
4 1 24 14 24 14 0 7
5 2 44 22 44 22 0 18
Tổng 9 lớp 166 77 166 77 0 50

 

 1.Thuận lợi:

– Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng giáo dục – Đào tạo TX Buôn Hồ, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Hội phụ huynh học sinh tích cực và có nhiều đóng góp hỗ trợ về xây dựng CSVC cũng như các hoạt động phong trào văn nghệ, hoc sinh tham gia các cuộc thi Giao lưu Tiếng Việt, tiếng Anh,…

– Đa phần đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, kĩ năng chuyên nghiệp, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy, có trách nhiệm với công việc.

– Sự quan tâm của phụ huynh đã có nhiều điểm khởi sắc, tiến bộ trong việc tạo điều kiện về trang trí, sơn sửa lớp học tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn.

          – Chất lượng giáo dục đạt chỉ tiêu đề ra hàng năm được giữ vững. Các lớp thực hiện  tốt chương trình mới.

– Công tác tổ chức được ổn định, nề nếp học sinh thực hiện khá tốt. Các em ngoan, lễ phép có tinh thần cầu tiến trong học tập. Học sinh đạt nhiều thành tích cao trong các phong phát động.

– Tập thể nhà trường quyết tâm thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh ”. Học sinh chấp hành nội quy của nhà trường, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy, có tinh thần hiếu học và yêu lao động, biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.

2.Khó khăn:

– Trường 100% số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nên chất lương giáo dục không đồng đều, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhà trường đã có những cố gắng bằng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học song vẫn còn khó khăn.

Một số học sinh trước khi học lớp 1 nói tiếng Việt chưa thông thạo.

– Cơ sở vật: Chưa đáp ứng đầy đủ các phòng chức năng cũng như trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy còn thiếu nhiều.

 Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số ít giáo viên lớn tuổi tinh thần phấn đấu có phần giảm sút, thiếu sự tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, trong giảng dạy nên chất lượng chưa cao.

 Đa số học sinh là con gia đình làm nông, Một số phụ huynh lo làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc học của con em, còn khoán trắng cho nhà trường. Với thực tế trên, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

– Sự quan tâm giáo dục con em của một số phụ huynh còn nhiều hạn chế, việc học tập còn giao hẳn cho thầy, cô giáo.

Trước tình hình nêu trên đòi hỏi Cán bộ quản lý nhà trường cần phải nỗ lực quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành và không ngừng hỗ trợ, tư vấn, thúc đẩy nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm học.

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

Tập trung triển khai kế hoạch hành động của ngành giáo dục về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 của Chính phủ; Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016; Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 02/8/2018, ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của UBND Tỉnh ĐăkLăk; Công văn số 200/PGDĐT ngày 26/9/2018 của Phòng GD-ĐT thị xã về phương hướng nhiệm vụ trong tâm năm học 2018-2019.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 14/5/2016 của Bộ Chính trị; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả Mô hình trường học mới, mở rộng áp dụng theo các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện địa phương; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ , dạy Tin học, Mĩ thuật, Thủ công, Văn hóa giao thông, Tài liệu địa phương … theo sự chỉ đạo của PGD-ĐT thị xã Buôn Hồ.

Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; chỉ đạo tiếp tục đánh giá học sinh theo TT30/2014/TT-BGDĐT. Đồng thời chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

Tham gia Hội thi thiết kế bài giảng e-learning cấp thị xã; Hội thi thiết kế làm đồ dùng dạy học tự làm cấp thị xã. Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, tham gia dự thi cấp thị xã (nếu có).

 

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

  1. Công tác Dạy và Học

1.1 Dạy và học văn hóa

  1. Đối với giáo viên:

– Yêu cầu chủ động thực hiện đúng, đủ chương trình, theo chuẩn kiến thức kĩ năng bậc tiểu học và nội dung giảm tải. Thực hiện nghiêm túc Quy chế về chuyên môn: Hoàn tất các loại hồ sơ theo quy định, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức, việc giảng dạy sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả.

– Giáo viên phải chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của học sinh lớp mình phụ trách. Đối với học sinh chưa chuẩn KTKN phải tăng cường phụ đạo nhằm nâng dần chất lượng, đảm bảo đạt chuẩn kiến thức cho học sinh.

– Tiếp tục thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh phải đảm bảo khách quan công bằng, chính xác và đúng thực chất.

– Thực hiện giảng dạy đúng đủ chương trình, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội giảng, sử dụng tốt các đồ dùng dạy học được trang bị, làm thêm một số đồ dùng dạy học mới, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia tốt các phong trào, hội thi do nhà trường, Phòng GD, các tổ chức trong thị xã tổ chức.

– Tăng cường việc rèn đọc, luyện chữ viết cho học sinh theo mẫu chữ hiện hành và mẫu chữ mới.

– Đảm bảo thông tin hai chiều (giáo viên – phụ huynh) chính xác và đúng thời gian quy định (Họp phụ huynh, mời phụ huynh lên gặp, giáo viên đến nhà hoặc thông qua sổ liên lạc điện tử(Nếu có).

– Ngoài việc tự hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, giáo viên cần quan tâm tới việc tự trao đổi kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho mình thông qua dự giờ thăm lớp, đăng ký tiết dạy tốt, tiếp tục nghiên cứu học tập và vận dụng tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học của trường, phòng tổ chức, học tập qua internet, sách báo, tạp chí giáo dục… Biết vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp vào giảng dạy.

  1. Đối với học sinh:

– Yêu cầu thực hiện tốt nội quy nhà trường, đến lớp đúng giờ, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tham gia phát biểu xây dựng bài, có đầy đủ đồ dùng học tập.

– Thuộc, hiểu và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, đọc hàng ngày trước buổi học.

– Có ý thức, động cơ học tập tốt ; thể hiện được vai trò chủ động trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở lớp cũng như ở nhà, biết tự quản lớp trong mọi hoạt động dù không có thầy cô.

– Thực hiện tốt các nề nếp theo qui định của nhà trường, tham gia tốt các phong trào thi đua do nhà trường phát động.

– Về hạnh kiểm yêu cầu học sinh biết lễ phép với người lớn tuổi, thầy cô giáo, nói lời hay làm việc tốt. Có ý thức rèn luyện thân thể, phòng chống các bệnh tật, dịch bệnh đang lan tàn, phòng chống ma túy trong học đường. Biết phòng tránh các tai nạn gây thương tích, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động công ích. Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn nạn…

  1. Đối với tổ khối trưởng:

– Đổi mới công tác quản lí, cần phát huy tính tự giác của giáo viên. Tăng cường công tác kiểm tra để giúp đỡ giáo viên làm tốt nhiệm vụ của mình.

– Lập kế hoạch và có hồ sơ theo dõi việc bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành trong tổ mình quản lý.

– Yêu cầu phát huy tốt vai trò trọng trách và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về nhiệm vụ được phân công, quản lý của mình.

– Lên kế hoạch hoạt động cho khối theo năm, tháng xây dựng và tổ chức tốt các tiết chuyên đề, tổ chức tốt việc sinh hoạt tổ khối, quản lý tốt các quy chế về chuyên môn theo chỉ đạo nhiệm vụ năm học ; tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho các thành viên trong khối, kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giáo viên trong khối theo quy định.

– Tổng hợp báo cáo thống kê tình hình, chất lượng giáo viên học sinh trong khối đúng thời gian qui định.

– Lên kế hoạch việc dạy lồng ghép các chương trình giáo dục như giáo dục BVMT, ATGT, SD NLTK-HQ, ứng phó với BĐKH, MTBĐ, Văn hóa giao thông, Tài liệu địa phương, Xâm hại tình dục trẻ em …

– Rà soát lại trong tuần có những đồ dùng dạy học nào để nhắc nhở giáo viên liên hệ nhân viên thư viện mượn và sử dụng. Theo dõi việc sử dụng đồ dùng của giáo viên thông qua dự giờ, sổ mượn đồ dùng của thư viên, thiết bị.

– Sử dụng liên lạc điện tử qua phần mềm Vnedu kịp thời đến phụ huynh HS

– Cuối mỗi tháng khối trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấm chữa bài và nhận xét, đánh giá của giáo viên trong tổ. Nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm như: thông báo cho phụ huynh bằng Tin nhắn liên lạc điện tử về kết quả học tập của học sinh, một số biểu hiện học tập không tốt cũng như đạo đức của các em. Đặc biệt là học sinh nghỉ, bỏ học để có biện pháp đưa HS ra lớp trở lại kịp thời.

– Đảm bảo thông tin hai chiều chính xác, đúng thời gian quy định với phụ huynh học sinh. Theo dõi và nhắc nhở giáo viên thực hiện chương trình đảm bảo đúng và đủ theo quy định.

– Hàng tháng họp giao ban khối trưởng 1 lần báo cáo tình hình hoạt động trong khối về chuyên môn.

  1. Chuyên môn:

– Yêu cầu nắm vững nhiệm vụ năm học, lên kế hoạch hoạt động cho cả năm học. Tổ chức phân công, giao nhiệm vụ đúng năng lực, sở trường. Kế hoạch hoạt động cần chi tiết, cụ thể phân công trách nhiệm thực hiện phải rõ ràng, thời gian, địa điểm…

– Phải thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, dự giờ thăm lớp để nắm bắt kịp thời các thông tin nhằm có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.

– Xử lý nghiêm đối với những sai phạm về quy chế chuyên môn.

– Tổ chức tốt các phong trào thi đua, phối hợp và tạo điều kiện cho các đoàn thể: Đội TNTP, Công đoàn, hội Cha mẹ học sinh hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt động dạy và học trong nhà trường.

– Phối kết hợp với chính quyền địa phương trong việc vận động học sinh ra lớp, thi đua khen thưởng, giáo dục học sinh… Phát huy quyền làm chủ tập thể trong đơn vị, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong cơ quan, thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học.

1.2. Giáo dục đạo đức:

  1. Yêu cầu:

– Giáo dục học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy. Giáo dục học sinh thông qua các chủ điểm năm học: Nội dung giáo dục thông qua các tiết học đạo đức, giáo dục ngoài giờ, dưới sân cờ hàng tuần cụ thể như sau:

– Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy nhà trường : giữ gìn tài sản chung của lớp, nhà trường. Tham gia tốt các phong trào thi đua trong học tập, các hoạt động công ích, từ thiện. Giáo dục ý thức tuân thủ các quy định về ATGT, phòng chống ma túy trong học đường. Giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Có ý thức chống lại những thói hư tật xấu. Xây dựng ý thức thực hiện nếp sống văn minh, tôn trọng nội quy nơi công cộng.

  1. Biện Pháp:

– Thực hiện giảng dạy đầy đủ chương trình giáo dục đạo đức chính khóa đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản của bộ môn. Đặc biệt chú trọng giảng dạy tiết thực hành của môn đạo đức nhằm rèn luyện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh.

– Đưa nội dung giáo dục đạo đức vào điểm thi đua của các lớp. Đối với những trường hợp cá biệt cần có sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội để giáo dục các em.

– Tổ chức phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm: Thi đố vui để học, VS-CĐ, kể chuyện, sách báo, báo tường, trò chơi dân gian…

– Thường xuyên nhắc nhở học sinh thuộc và hiểu được 5 điều Bác hồ dạy. Tổng phụ trách đội cùng với sao đỏ thường xuyên kiểm tra nề nếp lớp, tập vở học sinh.

– Đối với các thầy, cô giáo, nêu cao tính gương mẫu, giáo dục học sinh bằng thái độ tận tụy, thương yêu và tôn trọng học sinh. Đặc biệt gần gũi, quan tâm, chăm sóc giáo dục theo từng đối tượng học sinh lớp mình phụ trách.

– Thành lập bộ phận hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua trong toàn học sinh theo các chủ điểm giáo dục của năm học ở từng giai đoạn có sơ kết, tổng kết khen thưởng.

– Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong công tác giáo dục học sinh cá biệt

– Phân công cho đội sao đỏ kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh chung.

1.3.  Nâng cao chất lượng giảng dạy:

  1. Yêu cầu:

– Củng cố nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy ở các lớp.

– Tăng cường Bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt kết hợp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, giao bài thêm ở nhà cho học sinh.

– Mỗi tuần có ít nhất 2 tiết HĐ tập trung, trong đó có 1 tiết sinh hoạt toàn trường (chào cờ đầu tuần), 1 tiết dùng để sinh hoạt lớp cuối tuần. Các nội dung sinh hoạt sao Nhi đồng, Đội thiếu niên lồng ghép sinh hoạt vào cuối tuần. Mỗi tuần có một tiết dạy kỹ năng sống cho học sinh theo PPCT( Từ tuần 7 đến tuần 34). Trường hợp học sinh chưa chuẩn KTKN, giáo viên cần giao bài cụ thể để học sinh học ở nhà mỗi tối không quá 1 giờ. Tăng cường dạy các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Kỹ thuật, Thủ công, Thể dục phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường, coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp; đánh giá sâu môn thủ công và kĩ thuật (đây là môn học rèn kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả nhất).

– Tiếp tục thực hiện việc dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng bậc tiểu học. Giao trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình môn học cho giáo viên chủ động dạy học đối với từng bài cụ thể, phù hợp với đối tượng, đảm bảo yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng theo quy định.

  1. Biện pháp:

– Chuyên môn nhà trường triển khai các yêu cầu  mục tiêu, phương pháp dạy các phân môn đến giáo viên. Hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng đảm bảo dạy chất lượng tất cả các môn học.

– Cung cấp đồ dùng cho từng lớp, trang bị cho từng lớp, tủ để dụng cụ học tập của giáo viên và học sinh. Hướng dẫn giáo viên thực hành sử dụng đồ dùng dạy học được trang bị. Khối trưởng tổ chức minh họa lại việc thực hành sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên nắm bắt.

– Tiến hành tổ chức cho học sinh thao tác làm việc với đồ dùng dạy học, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học.

– Qua việc thực hiện chương trình giáo viên tập trung thảo luận rút kinh nghiệm qua việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy như thế nào để đạt hiệu quả.

– Dự các chuyên đề do phòng tổ chức. Trường tập trung triển khai các chuyên đề để trao đổi rút kinh nghiệm.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

– Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra nề nếp dạy và học, tổ chức dự giờ, góp ý giáo viên để công việc giảng dạy tốt hơn.

– Chuyên môn thường xuyên kiểm tra thực hiện chương trình, đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình theo kế hoạch dạy học (kể cả giáo viên chuyên trách Mĩ thuật, tiếng Ê-đê, Anh văn), đảm bảo kiến thức kĩ năng từng môn học, trong quá trình soạn giảng của giáo viên, qua dự giờ thăm lớp, qua ghi chép của học sinh. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, không đảm bảo yêu cầu giảng dạy đã được quy định. Tuyệt đối không dạy dồn hoặc cắt xén chương trình. Trên cơ sở đã giảm tải hợp lý nội dung chương trình, SGK phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức kỹ năng.

  1. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và  học:

 Tổ chức minh họa chuyên đề giúp giáo viên nắm vững quy trình môn dạy, nắm bắt các phương pháp đổi mới, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; chú trọng tập trung vào các môn: Tiếng việt-Toán-Tự nhiên xã hội-Thể dục-Nghệ thuật.

– Tổ chức cho học sinh các khối lớp được học 7 buổi / tuần. Chỉ đạo tốt việc soạn giảng, cũng như kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên toàn khối lớp.

– Chỉ đạo và tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả có chất lượng ở từng khối. Nội dung sinh hoạt do ban giám hiệu cùng tổ trưởng thống nhất ở từng tuần. Chú trọng đến nội dung chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn khối. BGH trực tiếp cùng sinh hoạt chuyên môn với các tổ khối.

– Tổ chức các lớp phụ đạo học sinh chưa chuẩn KTKN – bồi dưỡng học sinh năng khiếu vượt trội : Chọn giáo viên có năng lực làm công tác bồi dưỡng.

– Tổ chức thi viết SKKN, tổ chức trao đổi SKKN phổ biến những kinh nghiệm điển hình đến toàn trường.

– Phổ biến những kinh nghiệm điển hình các chuyên đề trong các tập san giáo dục và vận dụng một cách có chọn lọc vào từng bài dạy, môn dạy của lớp mình. Trong giảng dạy thầy (cô) giáo là người tổ chức hướng dẫn, học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, tạo không khí vui học, thích học, giáo viên khích lệ kịp thời từng tiến bộ nhỏ của học sinh. Tạo nên một môi trường sư phạm thân thiện, gần gũi với học sinh.

– Tổ chức thi GVDG cấp trường theo thông tư 21 của BGD, BGH tăng cường dự giờ thăm lớp và phân công giáo viên tự dự giờ với nhau  để học hỏi kinh nghiệm.

– Tổ chức hội thi Rung chuông vàng – thi tìm hiểu kiến thức về VHGT, kiến thức về phòng chống bệnh tật, tìm hiểu kiến thức về đội TNTP…trong học sinh.

– Phát động phong trào thi đua “hai tốt” trong nhà trường qua các ngày lễ lớn (có tổng kết đánh giá khen thưởng). BGH nhà trường tổ chức tốt công tác tốt phụ đạo học sinh chưa chuẩn KTKN ở các khối lớp từ đầu năm, đối với lớp 1&2 tập trung vào môn tiếng Việt. Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở các khối.

– Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra, đúng quy chế từ đó đánh giá đúng thực trạng chất lượng học sinh theo phương châm “Đề ra đúng chuẩn – Kiểm tra nghiêm túc”, đề ra biện pháp phụ đạo kịp thời.

– Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn dưới các hình thức dự giờ đột xuất, kiểm tra toàn diện chuyên đề.

– Kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng kịp thời các phong trào thi đua. Xử lý nghiêm đối với những vi phạm về quy chế chuyên môn.

  1. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học:
  2. Yêu cầu:

– Trong năm học, tập trung chủ yếu để đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ-Sở-Phòng. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.

– Đổi mới phương pháp trên cơ sở nắm vững nội dung Chuẩn kiến thức tiểu học, SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn học.

– Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập, đảm bảo hoạt động học tập của học sinh nhẹ nhàng, sinh động.

– Sử dụng có hiệu quả thiết bị, khai thác, sử dụng các phương tiện, điều kiện hiện có của trường. Chú trọng việc rèn cho học sinh phương pháp tự học.

– Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng. Vào việc thực hành dạy trên lớp.

– Tổ chức các chuyên đề, hội thảo nhằm đổi mới phương pháp dạy học.

  1. Biện pháp:

– Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và bộ tài liệu phương pháp dạy học các môn học của Bộ. Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

– Công tác soạn giảng, thiết kế tiết dạy cần bám sát tài liệu hướng dẫn về thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT và những nội dung về tích hợp lồng ghép GDBVMT,  GDBĐKH, GDBĐVN, SDNLTK&HQ, VHGT, XHTD trẻ em…

– Quan tâm giúp đỡ học sinh còn học chậm  trong giờ học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 cần hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm viết, để vở, kỹ thuật chữ viết, phát âm … tạo cho các em có nề nếp học tập, và đạt được những kỹ năng cơ bản. Xây dựng kế hoạch trong việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm tốt, tránh bệnh hình thức.

– BGH quán triệt trong đội ngũ giáo viên về tinh thần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học đi vào chiều sâu, ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, không rập khuôn máy móc theo một trình tự nhất định. Tập trung chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa ở tất cả các môn học.

– Tổ chức minh họa các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ở các môn mang quy mô cấp khối, nhóm khối 1,2, 3 và nhóm khối 4, 5 ; chuyên đề cấp trường cho giáo viên cùng nhau trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

– Trong sinh hoạt tổ khối cần đưa ra những tranh ảnh, những bài khó dạy cùng nhau thảo luận, tìm ra cách dạy hay nhất, hiệu quả nhất.

– Trong các tiết dạy giáo viên phải linh động sáng tạo trong việc vận dụng linh động các kỹ thuật dạy học theo tình hình thực tế của lớp mình để nâng cao chất lượng giảng dạy. giáo viên phải đầu tư thỏa đáng cho từng tiết dạy, nghiên cứu nắm vững nội dung bài, xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức kỹ năng.

– Giáo viên phải sử dụng đồ dùng hợp lý, trò chơi hợp lý. Tổ chức tốt các hình thức dạy học : cá nhân, nhóm, lớp để học sinh nắm bắt kiến thức. Đồng thời củng cố kiến thức đã lĩnh hội giúp các em hiểu bài sâu hơn. Chú trọng hướng dẫn học sinh cách giải và trình bày lời giải chính xác ở môn toán.

– Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập có hiệu quả, đồng thời tự làm thêm ĐDDH để phục vụ cho giảng dạy. Trong từng tiết học giáo viên  tổ chức hướng dẫn  học sinh thao tác sử dụng đồ dùng học tập một cách nhẹ nhàng để học sinh lĩnh hội kiến thức.

  1. Các chuyên đề thực hiện trong năm

– Thực hiện theo kế hoạch Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường.

  1.  Nội dung sinh hoạt tổ khối:

– Xây dựng kế hoạch bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học, SGK phù hợp với tâm sinh lý học sinh, thống nhất trong tổ khối.

– Xây dựng các tiết chuyên đề: góp ý nhận xét các tiết chuyên đề trong tháng.

– Thảo luận các tiết khó dạy, các tranh ảnh, hình ảnh trong SGK.

– Hội thảo các chuyên đề, minh họa chuyên đề; tiếp tục đánh giá tình hình thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học.

– Nghiên cứu các công văn hướng dẫn giảng dạy của Phòng, Sở, Bộ giáo dục về hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình, điều chỉnh giảng dạy hợp lý nội dung, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, thực hiện chương trình dạy học 7 đến 9  buổi/ tuần ở các khối, lớp.

–  Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập, đảm bảo hoạt động học tập của học sinh, giờ dạy nhẹ nhàng – tự nhiên – hiệu quả.

–  Nghiên cứu các bài viết hay trong các chuyên đề dạy học, tạp chí giáo dục, các tài liệu tham khảo của BGD để học hỏi vận dụng có chọn lọc trong giảng dạy.

  1. Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh:

– Tiếp tục đánh giá học tiểu học theo Thông tư số 30/2014 và TT 22/2016/TT-BGD-ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Tiếp tục đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của việc đổi mới xếp loại học sinh là để nắm được quá trình phát triển, tiến bộ của trẻ, tạo cho trẻ tự tin và ham thích đến trường.

– Tổ chức bàn giao chất lượng từng lớp cho giáo viên. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình chất lượng cho từng thời điểm.

– Hàng tháng BGH tăng cường kiểm tra việc chấm bài của giáo viên qua tập vở của học sinh và đối chiếu sổ chủ nhiệm trong việc nhận xét đánh giá của từng GV của từng lớp. Xử lý kịp thời với những trường hợp đánh giá sai không đúng năng lực trình độ với học sinh.

– Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

– Giáo viên không được chê trách học sinh trước tập thể và phụ huynh học sinh.

  1. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số.

– Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, …

– Tạo điều kiện cho sinh dân tộc hòa nhập với các học sinh khác. Khuyến khích việc tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ mang tính dân tộc.

– Vận dụng linh hoạt công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 trong việc dạy học tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.

  1.  Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh.

Yêu cầu:

– Tiếp tục đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014 và TT 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;

–  Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;

–  Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”

– Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.

– Đảm bảo tính phân hóa, cá thể hóa đến từng đối tượng, từng hoạt động của học sinh. Động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, không gây áp lực trong đánh giá.

– Vào giữa học kì I và giữa học kì II Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán . Cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, tiếng Ê-đê có bài kiểm tra định kì;

– Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức.

– Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo, phát huy khả năng tư duy, giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng máy móc, nhớ nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học.

– Việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho hs lớp 5 thực hiện theo TT 22/2016/TT-BGDĐT và Kế hoạch chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.

-Thực hiện nghiêm túc kiểm tra giữa học kì I và học kì II 2 môn Toán và Tiếng Việt đối với khối 4, 5 và hai lần kiểm tra định kỳ: HKI; cuối năm đối với tất cả các khối lớp. Tổ chức kiểm tra định kỳ dựa theo phân phối chương trình, Chuẩn kiến thức kĩ năng và theo đúng hướng dẫn của Thông tư 22/2016/TT- BGD&ĐT. Đề kiểm tra dựa vào nội dung học tập ở từng thời kỳ của năm học phù hợp với trình độ học sinh theo mức chuẩn về kiến thức kỹ năng của từng môn học. Có kế hoạch coi và chấm thi cụ thể nghiêm túc đúng quy định. Đảm bảo dạy thực chất, kiểm tra thực chất, học thực chất. Việc chấm kiểm tra yêu cầu phải đúng đáp án, chính xác.

  1. 11.Công  tác phổ cập giáo dục tiểu học: 
  2. Công tác phổ cập giáo dục TH– Chống mù chữ và phổ cập đúng độ tuổi:

– Phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học đạt 100% ở địa bàn tuyển sinh. Tạo mọi điều kiện để các em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và học tập đạt được trình độ phổ cập giáo dục tiểu học.

– Duy trì tốt sĩ số học sinh, đảm bảo không có học sinh bỏ học giữa chừng.

  1. Biện pháp:

– GV thực hiện tốt việc theo dõi sĩ số học sinh đi học hàng ngày nhằm quản lý chặt chẽ sĩ số học sinh từng buổi học, thông báo đến phụ huynh học sinh khi học sinh vắng không lý do, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp liên hệ gia đình phụ huynh học sinh khi học sinh nghỉ học không phép 1 buổi.

– GV theo dõi chất lượng của học sinh hàng tháng, nắm chắc số học sinh chưa hoàn thành  để có biện pháp phụ đạo, nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành hàng tháng và hạn chế học sinh bỏ học vì học yếu sinh ra chán học.

– Tổ chức các hoạt động phong trào, vui chơi nhằm thu hút các em đến trường.

– Giáo viên có thái độ hòa nhã, vui vẻ với học sinh, không la mắng, mạt sát học sinh yếu kém. Tổ chức dạy theo đối tượng học sinh, tránh việc bỏ học sinh yếu kém không quan tâm đến.

– BGH – GV liên hệ tốt ban Đại diện CMHS để vận động các em học sinh đến trường đều đặn, không bỏ học.

  1. Tham gia các hội thi do ngành tổ chức.

* Hội thi của học sinhdự kiến:

+ Hội thi “Học sinh với VHGT”

+  Hội thi “Giao lưu tiếng Việt của chúng em” cấp trường – thị xã.

+ Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp trường- thị xã.

+  Thi “Văn nghệ” cấp trường.

+  Thi “Trò chơi dân gian” cấp trường.

+  Chấm VSCĐ cấp trường.

+ Các hội thi “Tin học trẻ”.

+ Tham gia Hội khỏe phù đổng cấp thị xã.

* Hội thi của GV-CNVC dự kiến:

+  Thi GVG cấp trường.

+ Thi GVCN giỏi cấp trường.

+ Thi GV làm TPT Đội giỏi cấp thị xã (Nếu có).

+  Thi làm đồ dùng dạy học tự làm cấp thị xã (Nếu có).

+ Thi viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường – thị xã.

+ Thi CB thư viện giỏi cấp thị xã (Nếu có)

+ Thi Thiết kế giáo án trực tuyến Elearning cấp trường – thị xã (Nếu có).

Biện pháp:

– Để tham gia hội thao vui khỏe bậc TH nhà truờng phân công cho bộ phận hoạt động ngoài giờ chọn lọc và thành lập đội tuyển tham gia luyện tập và thi đấu.

– Phát động trong nhà trường phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy.

– Phát động thi viết SKKN về việc đổi mới phương pháp dạy học.

– Đối với giáo viên, BGH thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thực hiện chương trình, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, việc thực hiện hướng dẫn giảng dạy ở từng phân môn đối với khối 1. Việc sử dụng ĐDDH được trang bị ở các khối. Kiểm tra việc đánh giá nhận xét cho học sinh các lớp.

– Tăng cường việc kiểm tra hồ sơ giáo án, Bài soạn hướng dẫn học cho HS, theo dõi việc kiểm tra, chấm chữa bài, đánh giá nhận xét…

– Kiểm tra,tư vấn, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

  1. Công tác kiểm tra giáo viên:

– Kiểm tra giáo viên theo kế hoạch kiểm tra nội bộ.

  1. Công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt– Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành

Đầu năm học, chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch riêng, được triển khai đến tất cả tổ trưởng, giáo viên. Lập hồ sơ theo dõi học sinh chưa hoàn thành.

  1. Các chỉ tiêu thực hiện trong năm 2018– 2019:
  2. Chỉ tiêu thi đua

1.Tập thể:

– Tập thể sư phạm: Đạt TTLĐTT;

– Đơn vị: Đạt đơn vị văn hóa Xuất sắc;

– Chi bộ: Đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh;

– CĐCS: Đạt CĐCSVM;

– Chi đoàn: Đạt Chi đoàn vững mạnh;

– Liên đội: Đạt Liên đội vững mạnh.

– Thư viện: Tiên tiến

  1. Cá nhân:

– Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh:   01/ 22đ/c

– Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:  05/22 (không kể HĐNH)

– Lao động Tiên tiến:             12/22 (không kể HĐNH)

– Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp loại Xuất sắc:    19/22 (cả GV HĐNH)

– Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp loại Khá      :      03/22 (cả GV HĐNH)

  1. Chuyên môn:

– Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 17 đ/c

– Giáo viên CNG cấp trường: 9 đ/c

– Hồ sơ tốt cấp trường: 17 bộ

– SKKN đạt cấp Thị xã: 05 đ/c (kể cả bảo lưu)

– SKKN đạt cấp trường, giải A: 8 đ/c.

– ĐDDH cấp trường, loại A: 4 ĐDDH

– ĐDDH cấp thị xã: 01 ĐDDH

  1. Học sinh
Đánh giá hoạt động giáo dục Số lượng Tỷ lệ %
– Học sinh HT Tốt chương trình lớp học 40/166 24.1
– Học sinh có năng khiếu vượt trội 16/166 9.6
– Học sinh hoàn thành chương trình lớp học 159 /166 95.8
– Học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học 07/166 4.2
– Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 42/44 95.5
a. Năng lực Số lượng Tỷ lệ %
Tự phục vụ tự quản 166 100
Tốt 69/166 41.6
Đạt 91/166 54.8
Cần cố gắng 06/166 3.6
Hợp tác 166  
Tốt 58/166 35
Đạt 102/166 61.4
Cần cố gắng 06/166 3.6
Tự học và giải quyết vấn đề 166  
Tốt 50/166 30.1
Đạt 110/166 66.3
Cần cố gắng 06/166 3.6
b. Phẩm chất Số lượng Tỷ lệ %
Chăm học, chăm làm 166 100
Tốt 74/166 44.6
Đạt        92 /166 55.4
Cần cố gắng / /
Tự tin, trách nhiệm 166 100
Tốt 77/166 46.4
Đạt 89/166 53.6
Cần cố gắng / /
Trung thực, kỉ luật 166 100
Tốt 94/166 56.6
Đạt 72/166 43.4
Cần cố gắng / /
Đoàn kết, yêu thương 166 100
Tốt 100/166 60.2
Đạt 66/166 39.8
Cần cố gắng / /
II. Khen thưởng:
Danh hiệu Số lượng Tỷ lệ
Hoàn thành xuất sắc 40/166 24.1
Vượt trội 16/166 9.6
 Đột xuất 1/166 0.6

 

Trên đây là đánh giá kết quả các hoạt động năm học 2017-2018 và kế hoạch chuyên môn năm học 2018 – 2019 của trường Tiểu học Y Nuê . Tập thể giáo viên trường Tiểu học Y Nuê cùng nhau quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.

Nơi nhận:

– Hiệu trưởng ( để báo cáo)

– PHT (Chỉ đạo)                                            

– TTCM, GVCN; ( để thực hiện)

– Niêm yết thông báo;

– Lưu VT, CM.

NGƯỜI LẬP

PHÓ HIỆUTRƯỞNG

 

 

 

 

H Bir Buôn Krông