KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ

TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NUÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số   … /KH-YN                        Thống Nhất, ngày     tháng 1  năm 2019

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện quy chế dân chủ năm học 2018 – 2019

 

Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục; Thông tư 36/2017 –BGD&ĐT, ngày 28/12/2017.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Y Nuê xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung thực hiện  quy chế dân chủ năm học 2018-2019 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

1- Mục đích:

Nhằm thực hiện tốt việc công khai minh bạch các hoạt động của nhà trường về chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và về thu chi tài chính để người học, các thành viên trong đơn vị và xã hội tham gia giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật.

Chấn chỉnh kịp thời kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí xảy ra trong nội bộ đơn vị .

Nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý chất lượng giáo dục, tài chính, tài sản, nhằm củng cố tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm các thành viên trong đơn vị và xã hội.

2 – Yêu cầu:

Việc thực hiện công khai của đơn vị phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai..

Thông tin được công khai tại bảng kế hoạch hàng tháng tài vụ, trong các phiên họp lệ Chi bộ, Hội đồng, họp Ban đại diện CMHS và trên trang thông tin điện tử của nhà trường, phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.

Thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức công khai theo Quy chế thực hiện công khai đối với đơn vị (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Thông tư 36/2017 –BGD&ĐT, ngày 28/12/2017.

Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng (Chương II; Phòng ngừa tham nhũng, Điều 12 Luật PCTN và thời điểm công khai được quy định tại TT 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 36/2017 –BGD&ĐT, ngày 28/12/2017.

  1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2018 – 2019.
  2. Tổ chức công khai kế hoạch:
  3. a) Kế hoạch tuần được nhà trường xây dựng ngay từ đầu năm học giúp giáo viên chủ động hơn trong công việc; Bổ sung các thông tin kịp thời.
  4. b) Kế hoạch năm học được bàn bạc cụ thể từ tổ chuyên môn, sau đó đưa ra hội nghị CB-CC để thảo luận, thống nhất từ chỉ tiêu đến các biện pháp thực hiện;
  5. c) Kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được đưa ra bàn bạc công khai từ chủ trương mua sắm đến, công khai về giá cả, nơi bán hàng để CB-GV-NV có thể dễ dàng kiểm tra; Sau khi mua sắm tài sản lớn cần công khai kết quả tới CB-CC nhằm minh bạch các hoạt động tài chính.
  6. d) Các kế hoạch khác đều được đưa ra bàn bạc, điều chỉnh nếu hợp lý. Kế hoạch đưa ra phải sớm nhằm tăng tính chủ động của CB-GV-NV;
  7. e) Công khai tài chính hàng tháng, quý, đầu năm, tổ chức thảo luận quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức cho ban kiểm tra, ban thi đua theo dõi, đánh giá, xếp loại (Phối hợp với công đoàn) về chi tăng thu nhập thông qua trừ điểm thi đua.

Thực hiện quy chế công khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính

  1. f) Xây dựng các kế hoạch phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
  2. g) Công khai hóa kết quả kiểm tra nội bộ và công khai các kết quả giải quyết đơn thư của công dân.
  3. h) Công khai về công tác tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng công chức nhằm đảm bảo tuyển đúng người tài và tránh các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
  4. i) Xây dựng phòng tiếp dân và phân công cán bộ trực tiếp dân, xây dựng nội quy tiếp dân.
  5. k) Thành lập các tổ giám sát công trình xây dựng nhằm giám sát chặt chẽ các công trình do trường làm chủ đầu tư.

2.Tổ chức nâng cao phẩm chất chính trị và tư tưởng đạo đức, tác phong:

  1. a) Chấn chỉnh toàn bộ CB-CC trong đơn vị trong việc thực hiện pháp  luật, quan hệ đối xử với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh…
  2. b) Chấn chỉnh ăn mặc, tác phong, phát ngôn và các hành vi cư xử khác của cán bộ công chức bằng việc tổ chức thông qua quy tắc ứng xử trong cơ quan;
  3. c) Giáo dục CB-CC trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực ứng xử, trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của Thầy và Trò”. Tuyệt đối tránh lợi dụng cuộc vận động để trù dập học sinh. Tổ chức cho CB-CC đăng ký nội dung tự học và nội dung “Làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”, có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ;
  4. d) Giáo dục CB-CC trong công tác giải quyết những vấn đề thuộc chức trách của mình với quan điểm: “Lấy dân làm gốc” và “Cán bộ là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân”. Xây dựng đội ngũ CB-CC tận tâm, tận lực với nhân dân và hết lòng với công việc.
  5. e) Nâng cao ứng dụng CNTT trong dạy- học, trong quản lý và các hoạt động khác.
  6. h) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CNV trong trường học, bên cạnh đó cần bồi dưỡng đội ngũ CNV tận tụy phục vụ nhân dân, không quan liêu, nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền. Đặc biệt chấn chỉnh đội ngũ CNV trong các hoạt động. nhằm quản lý chặt chẽ việc mua sắm trong nhà trường, quản lý chặt chẽ tài sản, mỗi tài sản đều có chủ và phải có trách nhiệm với tài sản được giao. Thanh lý tài sản đúng quy định, tuyệt đối khắc phục thanh lý tài sản chỉ có Hiệu trưởng và người phụ trách tài sản biết nhằm tránh tình trạng mất mát, hao hụt, thông đồng để tẩu tán tài sản;
  7. k) Quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy, lấy chất lượng giảng dạy thực chất để đánh giá tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, tình thương yêu của nhà giáo với học sinh;

3.Tổ chức đánh giá xếp loại CB-CC và công tác thi đua khen thưởng:

  1. a) Đánh giá, xếp loại công chức phải công khai theo phương án: Tổ chuyên môn đóng góp ý kiến và nhận xét, xếp loại thi đua.

– Hiệu trưởng họp hội đồng để đóng góp ý kiến, sau đó Hiệu trưởng nhận xét, xếp loại. Hiệu trưởng phải công khai lời nhận xét của từng thành viên trong phiên họp hội đồng cuối tháng 5 nhằm công khai hóa nhận xét và xếp loại của Hiệu trưởng, tránh tình trạng thiên vị trong nhận xét, xếp loại.

  1. c) Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường theo đúng điều lệ Hội thi;
  2. d) Cuối năm học, tổ chức bình xét thi đua theo các danh hiệu đã đăng ký từ đầu năm học và theo đúng quy định về thi đua, khen thưởng. Xây dựng tiêu chí thi đua theo từng giai đoạn, bình xét công khai, nghiêm minh nhằm phân loại được cán bộ công chức trong cơ quan. Gắn thi đua với xếp loại công chức, xếp loại chuẩn nghề nghiệp…
  3. Tổ chức đánh giá, xếp loại học sinh:
  4. a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo đúng Thông tư 30/2014 và TT 22/2016 của Bộ GD-ĐT;
  5. b) Cuối học kỳ phải đọc điểm cho từng học sinh nắm để rà soát và kiểm tra lẫn nhau.
  6. e) Bình xét chất lượng học sinh cuối học kỳ và cuối năm phải được tổ bình xét, xếp loại, lớp tiến hành bình xét, sau đó GVCN tham khảo thêm ý kiến của Tổng phụ trách, GVBM trước khi trình Hiệu trưởng duyệt.
  7. f) Xây dựng quy trình đánh giá- xếp loại hạnh kiểm học sinh;
  8. Công tác tham mưu, phối hợp:
  9. a) Tham mưu với chi bộ trong công tác phát triển Đảng viên nhằm tăng cường sức chiến đấu của Đảng viên và chi bộ. Tham mưu với chi bộ trong công tác tổ chức cán bộ, luân chuyển CB-CC, đề bạt, bổ nhiệm, chuyển trường, kỷ luật CB-CC…
  10. b) Tham mưu với chi bộ, chỉ đạo Công đoàn, đoàn TN tổ chức lấy ý kiến phê bình, góp ý cho Đảng viên 01 lần/năm (vào cuối học kỳ I).
  11. c) Phối hợp với công đoàn, chi đoàn trong các hoạt động nhằm phát huy trí tuệ của tập thể trong công tác xây dựng trường TH Y Nuê.
  12. HÌNH THỨC CÔNG KHAI:

Tùy theo tính chất Hiệu trưởng có thể công khai bằng một hay nhiều hình thức sau đây:

  1. Niêm yết tại bảng niêm yết của cơ quan;
  2. Gửi văn bản in đến CB –CC;
  3. Gửi văn bản qua Email của trường;
  4. Thông báo trong hội đồng sư phạm hoặc thông báo trong hội nghị cán bộ chủ chốt.

D – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cán bộ đảng viên, giáo viên và nhân viên căn cứ kế hoạch có trách nhiệm thực hiện.

Cử đồng chí H Lý BKrông  phụ trách (TTND) công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo có trách nhiệm đôn đốc cán bộ đảng viên, nhân viên, học sinh thực hiện kế hoạch và báo cáo định kỳ cho chi bộ và báo cáo theo kế hoạch của cấp trên.

Nhận được kế hoạch này, yêu cầu tất cả CB – GV-NV trong Nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nôi nhaän:                                                                     HIỆU TRƯỞNG

– Công đoàn, GV, đoàn TN, Đội TN(T/hiện);

– Lưu VT.

                                                                                                         Hồ Sĩ Quý