Kế hoạch tổ chức dạy tăng buổi

Lượt xem:

Đọc bài viết

PGD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NUÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:   / KH-YN                Thống Nhất, ngày     tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức dạy học tăng buổi năm học 2018 2019.

Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học giáo dục tiểu học  của phòng Giáo dục dục và Đào tạo Buôn Hồ tại Công văn số 200/PGDĐT- GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2018-2019.

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, trường Tiểu học Y Nuê xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học  tăng  buổi năm học 2018-2019 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
  2. Các số liệu cơ bản
  3. Số lớp, học sinh:

Tổng số: 9 lớp. Số học sinh: 166 em; nữ: 77 em, dân tộc: 166, NDT: 77.

Trong đó:

– Khối 1: 2 lớp, 37 học sinh;

– Khối 2: 2 lớp, 29 học sinh

– Khối 3: 2 lớp, 32 học sinh

– Khối 4: 1 lớp, 24 học sinh

– Khối 5: 2 lớp, 44 học sinh

  1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên :

Tổng số CB-GV-NV: 22 người; nữ: 16.Trong đó :

– Cán bộ quản lý: 2 người, gồm 1 Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng.

– Giáo viên: 16, trong đó có  ( 1GV mĩ thuật, 1 GV Ê đê-việt, 1GV thể dục)

– Nhân viên:  4 người (1kế toán; 1văn thư; 1 thư viện;1 bảo vệ)

  1. Cơ sở vật chất:

-Tổng số phòng học 10. Trong đó: Phòng tầng: 6, phòng cấp 4: 4.

– Các phòng chức năng: 0

– Các phòng làm việc: 3 (Hiệu trưởng, PHT, văn phòng, Đội)

– Có phòng vệ sinh cho giáo viên và học sinh.

– Tổng diện tich:5986,6 m2. Trong diện tích sân chơi bãi tập 2600m2

– Cảnh quan khuôn viên: rộng rãi thoáng mát song chưa đẹp và chưa hiện đại.

  1. Thuận lợi:

– Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu, 100% đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao (73,4%), đa số nắm vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

– Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện để tổ chức học tăng buổi.

– Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD-ĐT thường xuyên chỉ đạo kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ.

– Địa phương, cha mẹ học sinh đồng thuận với các chủ trương biện pháp của nhà trường.

Đư­­ợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD &ĐT  thị xã Buôn Hồ.

  1. Khó khăn

– Cơ sở vật chất còn thiếu cho các tiết học ngoại khóa.

– Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mà giao phó cho nhà trường.

– Các tổ chức, đoàn thể xã hội ngoài nhà trường chưa hỗ trợ tích cực trong công tác giáo dục.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

  1. Mục tiêu:

Thực hiện nghiêm túc chư­ơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT. Dạy học đáp ứng yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ và theo quy định của chương trình. Dạy học tăng buổi nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế nhằm hỗ trợ cho việc học tập đạt hiệu quả.

 

  1. Nội dung và thời lượng dạy học

 

 

Lớp

 

 

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Số tiết dạy học, giáo dục  tăng buổi (theo QĐ16/2006/QĐ-BGD&ĐT) 8 tiết  

4 tiết

 

8 tiết

 

8 tiết

 

4 tiết

Số tiết tăng buổi 4Tx 2 buổi 4Tx 1 buổi 4Tx 2 buổi 4Tx 2 buổi 4Tx 51buổi
– Môn Tiếng Việt 2 2 2 2 2
– Môn Tiếng Toán 2 2 2 2 2

 

  1. Các buổi học (4 tiết)

Dạy các tiết theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD& ĐT và chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học.

  1. a) Chư­ơng trình:

Thực hiện chư­ơng trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với điều kiện của học sinh và thực tiễn chất lượng giáo dục.

– Kế hoạch dạy học của chư­ơng trình chính khoá, đảm bảo cho học sinh đạt được các yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

– Ôn tập, củng cố kiến thức, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, bồi dư­ỡng học sinh năng khiếu( chủ yếu 2 môn Toán, Tiếng Việt).

– Tổ chức hoạt động tập thể, ngoại khóa, các câu lạc bộ nhằm phát triển năng khiếu phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh (Toán, Tiếng việt, Âm nhạc; Mĩ thuật; Thể dục…và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng sống. Thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu…

  1. b) Sách giáo khoa:

Giáo viên trực tiếp giảng dạy hướng dẫn học sinh sử dụng sách, vở hàng ngày. Có thể hướng dẫn để HS để sách vở và đồ dùng học tập tại phòng học.

  1. c) Nội dung dạy học

– Đối với Môn Toán  và Tiếng Việt tập trung thực hành kiến thức đã học thông qua làm các bài tập. Lựa chọn những nội dung mà buổi 1 chưa được luyện kĩ hoặc khó đối với học sinh, dành thời gian phụ đạo học sinh chưa hoàn thành. Trong mỗi tiết học sinh làm lượng bài tập tương đương buổi sáng. Những tiết  mà nội dung bài tập ít và dễ, giáo viên soạn thêm bài tập dành cho học sinh khá giỏi và cho học sinh làm vào vở ô li. Hình thức này nhằm phân hóa các đối tượng một cách tích cực để học sinh có nhiều cơ hội  rèn các kĩ năng và bộc lộ được khả năng của mình, có thể để sử dụng phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết hợp tổ chức các hoạt động học mà vui để học sinh bớt căng thẳng, chẳng hạn Tiếng Việt: thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng, hùng biện, kể chuyện, viết nhanh, viết đẹp,…; môn Toán: thi giải toán nhanh, toán vui, ảo thuật toán học, trò chơi toán…

Trong các buổi học thứ hai giáo viên tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài học ngay tại lớp học, không giao bài tập làm thêm ở nhà đối với các buổi học tăng buổi.

Đối với các tiết tự học: cho học sinh tự ôn luyện các nội dung mà ở buổi 1 các em chưa hoàn thành, hoặc tự tìm hiểu các nội dung mà mình yêu thích (giải toán, luyện viết, luyện đọc, giải bài tập…) phần này tùy vào từng học sinh mà giáo viên có thể định hướng học cho từng em hoặc từng nhóm.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

  1. Lựa chọn nội dung dạy học tăng buổi cho các khối lớp

– Giáo viên chủ nhiệm trên cơ sở kế hoạch của nhà trường để lựa chon các nội dung dạy học cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp, với tâm sinh lý học sinh.

– Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu xen xét và thống nhất ý kiến, bổ sung điều chỉnh. Các nội dung dạy học phải bám sát chương trình và có tác dụng hỗ trợ kến thức chính khóa. Không nhất thiết các lớp phải có nội dung giống nhau.

– Hàng tuần, Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cần có sự kiểm tra việc dạy học trên lớp để từ đó chỉ định và giao nội dung dạy học cho từng giáo viên.

– Nội dung dạy phải được giáo viên lập trước 1 tuần để tổ chuyên môn và Ban giám hiệu phê duyệt.

  1. Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý

.- Bố trí thời khóa biểu cho từng lớp, từng giáo viên một cách hợp lý, đảm bảo số tiết, số buổi theo mặt bằng lao động

– Bố trí hài hòa các tiết học văn hóa, ôn luyện kiến thức với các tiết hoạt động rèn luyện kỹ năng sống để tạo sự hứng thú hiệu quả dạy của giáo viên cũng như hiệu quả học tập, rèn luyện của học sinh.

  1. Tổ chức các buối sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm

– Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học buổi 2

– Mua sắm đủ các loại tài liệu, đồ dùng dạy học, đặc biệt là các loại đồ dùng thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động tập thể.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Bộ phận chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch và thời khóa biểu cho từng khối lớp và từng giáo viên. Thông báo rộng rãi nội dung chương trình dạy học cho cha mẹ học sinh được biết.
  3. Giáo viên căn cứ nội dung dạy học, đặc điểm học sinh của lớp để lựa chọn nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học. Báo cáo nội dung với tổ chuyên môn và lãnh dạo nhà trường để được phê duyệt trước khi thực hiện.

Trên đây là kế hoạch tổ chức dạy học tăng buổi của trường tiểu học Y Nuê năm học 2018-2019. Yêu cầu tất cả giáo viên và các tổ chuyên môn nghiêm túc thực hiện.                  Trong quá trình triểm khai có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời liên hệ với bộ phận chuyên môn nhà trường để được tư vấn, giúp đỡ./.

 

Nơi nhận :                                                                                    P. HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD&ĐT TXBH (để BC);

– Chi bộ, BGH (theo dõi);

– Giáo viên TB (thực hiện);

– Lưu: VT, CM.

 

 

                                                                                         H Bir Buôn Krông