Đề Tiếng việt khối 4

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên Đề Tiếng việt khối 4
Loại tài nguyên Ngân hàng đề thi,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 09/05/2019
Lượt xem 4721
Lượt tải 60
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

 

MA TRẬN

MẠCH KIẾN THỨC MÔN  TIẾNG VIỆT LỚP 4

(Cuối kì II- năm 2018-2019)

         

         

Chủ đề

 

 

Số câu,     số điểm

Mức 1

Nhận biết

 

 

Mức 2

Thông hiểu

 

Mức 3

Vận dụng

 

Mức 4

Vận dụng   nâng cao

 

 

      Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1.Đọc hiểu văn bản

– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế

Số câu 4 2 1 6 1

 

Số điểm 1,5 1,5 1,0 3,0 1,0

 

Câu số 1-2-3 4-5-6 7 1-2-3-4-5-6

 

7

 

2.Kiến thức tiếng Việt:

– Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.

– Nhận biết và xác định được loại động từ, tính từ, tìm được hình ảnh so sánh, xác định được vị ngữ. Hiểu rõ được tác dụng của câu hỏi.

– Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn miêu tả đồ vật .

Số câu 3 1 1 3 2

 

Số điểm 1,5 0,5 1,0 1,5 1,5

 

Câu số 8-9-10 11 12 8-9-10-11 12
Tổng

 

Số câu 6   4     1   1 10 2

 

Số điểm 3   2     1   1 5 2

 

    %

 

 

Huyện : THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NUÊ

Họ và tên: ………………………………………………..

………………………………………………………………..

Lớp:…………………………………………………………

Kiểm tra cuối kì II

Năm học 2018 – 2019

Môn: Tiếng Việt

Ngày kiểm tra: ……………………………………………..

Thời gian: 40 phút(không kể thời gian phát đề)

 

Điểm Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

A.KIỂM TRA ĐỌC

1. Kiểm tra đọc thành tiếng

( giáo viên thực hiện bằng thăm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt

  1. Phần đọc hiểu

Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Bông sen trong giếng ngọc

 

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông  minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở  trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen trong giếng ngọc ’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )

                                                                                        Theo Lâm Ngũ Đường

    Chọn  ý  đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

  1. Là người có ngoại hình xấu xí và rất lười học .
  2. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.
  3. Là người rất thông minh và có ngoại hình rất ưa nhìn.
  4. Là người dũng cảm, thông minh và giỏi giang.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

  1. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo.
  2. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.
  3. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí và tỏ ra rất hống hách.
  4. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có nên không coi ai ra gì.

Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

  1. Vì bài phú “ Bông sen trong giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí và vẻ đẹp trong sáng, tinh tế của bông hoa sen.
  2. Vì bài phú “ Bông sen trong giếng ngọc ” ông dâng lên vua viết chữ rất đẹp và thể hiện được nét đẹp kiêu sa của hoa sen .
  3. Vì bài phú “ Bông sen trong giếng ngọc ” ông dâng lên thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.
  4. Vì bài phú “ Bông sen trong giếng ngọc ” ông dâng lên vua tả mùi hương, màu sắc của hoa sen rất dẹp được nhiều người yêu thích.

Câu 4. (0,5 điểm) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

  1. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.
  2. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất và giàu có nhất nước ta.
  3. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên giỏi nhất của nước ta.
  4. Vì ông được mọi người kính trọng, nể phục về tài năng .

Câu 5. (0,5 điểm) Theo em, em nên học tập ở Mạc Đĩnh Chi điều gì?

  1. Học giỏi để thoát nghèo B. Nhà nghèo sẽ học giỏi
  2. Phải chứng tỏ mình giỏi D. Luôn cố gắng học tập

Câu 6. (0,5 điểm) Thành ngữ nào sau đây phù hợp với nội dung bài

  1. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. B. Lá lành đùm lá rách.
  2. Chơi dao có ngày đứt tay. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 7. (1 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

 

  1. b. Phần kiến thức

Câu 8. (0,5 điểm) Trong câu: Hôm sau,  chúng tôi đi Sa Pa. Bộ phận nào là chủ ngữ  ?  

  1. Sa Pa B. đi Sa Pa                  C. chúng tôi             D. Hôm sau

Câu 9. (0,5 điểm) Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

  1. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
  2. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.
  3. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi
  4. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 10. (0,5 điểm) Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 4 động từ miêu tả hoạt động của con vật?

  1. Hót, chạy, ăn, bay. B. Bò, đọc, đá, nhảy.
  2. Chạy, đi, ngồi, hát. D. Bay, đọc, viết, hót.

Câu 11. (0,5 điểm) Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền từ vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)

………………, xe cộ đi lại tấp nập.

…………….. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

Câu 12. (1 điểm) Viết một đoạn văn có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn và thời gian, gạch chân dưới trạng ngữ đó.

 

 

—— HẾT ——

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. KIỂM TRA VIẾT

1.Chính tả( 2 điểm)( thời gian 15-20 phút)

Nghe viết:

Chậm và nhanh

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.”

2.Tập làm văn ( 8 điểm)– Thời gian: 25 phút

Đề bài:  Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NUÊ

 

 

(Không kể thời gian phát đề)

 ĐÁP ÁN

MÔN Tiếng Việt – Khối lớp 4

Thời gian làm bài : 40 phút

 

                                                                                                                                           

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

Tổng câu trắc nghiệm: 9.

908
1 [,5] B
2 [,5] B
3 [,5] C
4 [,5] A
5 [,5] D
6 [,5] D
8 [,5] C
9 [,5] A
10 [,5] A

 

 

Phần đáp án câu tự luận:

Tổng câu tự luận: 3.

Mã đề 908

Câu 7 (1 điểm)

Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Gợi ý làm bài:

Cần cố gắng học tập, vượt qua mọi khó khăn và thử thách bằng trí tuệ của bản thân.

 

Câu 11 (,5 điểm)

Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền từ vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)

………………, xe cộ đi lại tấp nập.

…………….. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

Gợi ý làm bài:

trên đường phố, xe cộ đi lại tấp nập.

nhờ bác lao công , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

 

Câu 12 (1 điểm)

Viết một đoạn văn có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn và thời gian, gạch chân dưới trạng ngữ đó.

Gợi ý làm bài:

HS tự viết theo yêu cầu

  1. KIỂM TRA VIẾT

1.Chính tả( 2 điểm)( thời gian 15-20 phút)

– Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng,viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: đạt 1 điểm

– Viết đúng chính tả( không mắc quá…lỗi): đạt 1 điểm

2.Tập làm văn ( 8 điểm)– Thời gian: 25 phút

Đề bài:  Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Nội dung: 3,5 điểm (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư)

– Kĩ năng  : 1,5 điểm- Cảm xúc: 1 điểm

* Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

* Dùng từ đặt câu   : 0,5 điểm

* Sáng tạo               : 1 điểm