SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 12/12/2019
Lượt xem 428
Lượt tải 10
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG TIỂU HỌC Y – NUÊ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG ĐỌC THÂN THIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC Y – NUÊ

HỌ VÀ TÊN : ĐỖ THỊ LAN
BỘ PHẬN : THƯ VIỆN

NĂM HỌC : 2018 – 2019

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “ Việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học ” và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” mà Bộ Giáo dục đã ban hành trong toàn ngành giáo dục .Trường tiểu học Y – Nuê đã và đang tích cực xây dựng các phong trào do cấp trên phát động. Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong trường học , là chiếc cầu nối đưa quý thầy cô và các em học sinh đến với chân trời tri thức.Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết sách có một tầm quan trọng rất lớn, là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người.
Trong bối cảnh hiện nay khi các loại hình giải trí như truyền hình, Internet, các loại trò chơi trực tuyến,… thu hút các em hơn là đọc sách báo thì việc tổ chức và xây dựng môi trường đọc như thế nào để lôi cuốn các em đến với thư viện lại càng trở nên cấp thiết . Chúng ta thử hình dung cuộc sống sẽ ra sao khi thiếu những cuốn sách?Nó sẽ buồn tẻ và hụt hẫng biết chừng nào phải không các bạn? Đã từ lâu con người coi sách là nguồn tri thức vô tận ,là người bạn tốt có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Là một cán bộ thư viện bản thân tôi luôn trăn trở và ý thức rằng mình phải có trách nhiệm như thế nào để xây dựng thư viện trở thành điểm đến yêu thích của cán bộ, giáo viên,nhân viên và học sinh.Vì những lý do trên ,tôi đã chọn nội dung “Một số biện phápTổ chức môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Y- Nuê” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp phần vào việc phát triển môi trường đọc tại thư viện trường tiểu học Y – Nuê.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu
Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại trường và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tổ chức, xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường Tiểu học Y – Nuê.
b) Nhiệm vụ
Góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, học tập, vui chơi, đọc sách báo trong môi trường thân thiện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Y-Nuê , Phường Thống Nhất , Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk từ năm học 2017 – 2018 đến nay.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phong trào đọc sách của giáo viên, nhân viên, học sinh trường tiểu học Y – Nuê
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phân tích tài liệu lý luận về ngành thư viện .
– Thống kê, phân tích, tổng hợp.
– Điều tra bằng phiếu hỏi.
– Phương pháp quan sát phong trào đọc, đối tượng bạn đọc trong nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
V.I Lê Nin đã từng nói: “Đánh giá một thư viện tốt hay xấu không phải thư viện đó có bao nhiêu sách quý hiếm mà người quản lý thư viện đó đã phục vụ và lôi cuốn được bao nhiêu người đọc đến với thư viện”. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy khi giá trị của nó được bạn đọc sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả. Với phương pháp dạy và học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm thì thư viện trường học cũng cần phải thay đổi trong cách phục vụ người đọc với mục đích đảm bảo học sinh được học tập trong môi trường phát triển toàn diện với vốn tài liệu phong phú, bổ ích và môi trường học tập gần gũi, thân thiện đòi hỏi thư viện nói chung, cán bộ thư viện nói riêng cần phải có kế hoạch tổ chức, xây dựng được môi trường đọc và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập phát triển một cách toàn diện.
Thư viện trường học thân thiện là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng quyền trẻ em ,đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn vinh văn hóa địa phương. Thư viện thân thiện là nơi mang lại cho trẻ em nhiều lợi ích ngoài mục đích đọc sách, tạo cơ hội thuận lợi nhất chotrẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc hoạt động khác nhau như: góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc vẽ, góc nghệ thuật… Bên cạnh việc xây dựng thư viện thân thiện cũng cần hướng tới việc tạo lập và tổ chức, xây dựng môi trường đọc thân thiện cho các em lứa tuổi thiếu nhi nhằm tạo cơ sở để hình thành thói quen tìm hiểu và thu nhận các kiến thức sâu rộng trong kho tài liệu của thư viện. Khi chúng ta đang sống trong xã hội công nghệ 4.0 thì phương tiện nghe nhìn có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Các em quen dần với việc ngồi trước trước màn hình nhanh chóng làm quen với công nghệ thông tin,mải mê sử dụng các phương tiện nghe nhìn từ các trò chơi điện đến phim ảnh truyền hình và quên đi việc đọc sách hằng. Mục đích cuối cùng mà thư viện hướng đến là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện nói chung và thư viện trường Tiểu học học Y – Nuê nói riêng, tạo môi trường đọc thân thiện là điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc đọc.
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Trường tiểu học Y – Nuê đóng trên địa bàn Phường Thống Nhất, Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Năm học 2018-2019, trường gồm có 22 cán bộ,giáo viên ,nhân viên và 166 học sinh. Các giáo viên đều là người có trình độ ,có tay nghề cao ,chuyên môn vững vàng. Phần lớn các em học sinh ngoan, có ý thức trong việc sử dụng và gìn giữ, bảo quản các loại sách báo và tài sản thư viện.
Năm học 2017 – 2018 :Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, các loại sách báo, tài liệu, thiết bị trị giá 7 triệu và ngoài ra thư viện còn được nhà sách Buôn Hồ tặng sách tham khảo và truyện thiếu nhi với trị giá 5 triệu đồng ,đặc biệt thư viện được các mạnh thường quân và gia đình ông Y- Nuê tặng rất nhiều sách truyện trị giá 5 triệu đồng.
Hiện nay thư viện có 4695 bản sách và báo – tạp chí, cùng với các trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy in, máy chiếu…,với diện tích 90 m2, trong đó phòng đọc thư viện với 35 chỗ ngồi. Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, theo quy định công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
So với “Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông” thì thư viện trường Tiểu học Y – Nuê được bố trí khá thoáng mát và sạch đẹp theo đúng quy định của ngành. Phòng thư viện được đặt nối liền với các dãy phòng học, có khá nhiều cửa sổ để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, trần nhà cao ráo tạo cho thư viện một không gian thoáng mát. Vị trí của phòng thư viện thuận tiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có thể đến bất cứ lúc nào trong giờ giải lao hoặc khi có nhu cầu tra cứu thông tin.
Cán bộ thư viện chuyên trách yêu nghề, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm , ham học hỏi.
Thư viện có cơ sở vật chất đầy đủ , vốn tài liệu đa dạng và với các hoạt động phong phú , sôi nổi , hiệu quả . Năm học 2017 – 2018:Thư viện vinh dự được Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công nhận là Thư viện đạt chuẩn.
b. Khó khăn:
Đa số các em chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai thác các loại sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo. Phần lớn các em đến thư viện chỉ để đọc những cuốn truyện thiếu nhi. Một số loại sách như truyện thiếu nhi còn hạn chế cả về số lượng cũng như nội dung truyện. Bạn đọc là học sinh học 2 buổi/ ngày nên thời gian rảnh rỗi để đọc sách còn ít, người dân sống trên địa bàn điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn hộ nghèo nhiều nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách nếu đọc tập trung các khối.
Thư viện chưa có những phương pháp phục vụ bạn đọc thật sự phù hợp.
Các em đến thư viện chủ yếu vào giờ ra chơi, trong khi đó thời gian ra chơi chỉ khoảng 20 phút, thời gian đó quá ngắn chưa đủ để các em đọc xong 01 quyển
báo, truyện, điều này làm gián đoạn đến chất lượng sử dụng thư viện của các
em. Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách. Có giới thiệu sách hàng tháng nhưng chưa thật sự lôi
cuốn học sinh do bất cập về thời gian học tập tại các khối lớp.
Tuy thư viện được chú trọng bổ sung hàng năm nhưng cách phân bổ không đều và chưa phong phú như: sách tham khảo cho giáo viên nhiều, truyện ngắn, các tác phẩm văn học, sách thiếu nhi bổ sung còn ít.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Mang lại cho bạn đọc sự tự tin, thoải mái, gần gũi, thân thiện mỗi khi đến với thư viện. Đồng thời khắc phục được không gian đọc sách của bạn đọc không bị hạn chế, bạn đọc có thể ngồi đọc sách ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi nhà trường mà bạn cho là phù hợp với mình. (thư viện, ghế đá, trong lớp học …).
Tìm hiểu được các điều kiện cơ bản để xây dựng được một mô hình thư viện thân thiện, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thực tế áp dụng trong việc xây dựng thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Y – Nuê.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Đơn giản thủ tục khi đến với thư viện
Hình thức phục vụ bạn đọc là một trong những hình thức phổ biến thông tin hay chuyển giao thông tin cho người dùng tin những thông tin mà họ cần hoặc giúp cho bạn đọc tiếp cận thông tin đó. Trước đây, hình thức phục vụ của thư viện nhà trường còn mang tính nguyên tắc, thụ động như: thủ tục làm thẻ cho bạn đọc mượn đọc tại chỗ và về nhà còn quá nguyên tắc, thời gian mở cửa thư viện chưa hợp lý và còn chênh lệch so với thời gian nghỉ giải lao của bạn đọc. Vì vậy bản thân tôi đã:
– Đơn giản hóa thủ tục làm thẻ như in sẵn thẻ có chữ ký của hiệu trưởng, khi bạn đọc quên thẻ hoặc làm mất thẻ cần xử lý nhanh và đơn giản cho bạn đọc.
– Tăng cường thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc phù hợp với thời gian giải lao của bạn đọc, cụ thể:
Buổi sáng: Từ 9h đến 9h30 .
Buổi chiều: Từ 15h đến 15h30 . Ngoài ra thư viện còn phục vụ bạn đọc cuối các buổi đi học về.
b.2. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc
Phát triển vốn tài liệu và nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Đó chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện và cơ quan thông tin. Việc phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức quản lý khai thác một cách hiệu quả nguồn lực đó có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông. Do đó lãnh đạo trường Tiểu học Y-Nuê cần chú trọng đầu tư kinh phí để phát triển nguồn lực thông tin cho Thư viện, cụ thể:
– Phát triển vốn tài liệu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.
– Tăng cường kinh phí cho phát triển vốn tài liệu, kinh phí từ ngân sách từ 10 triệu đến 15 triệu/ năm, huy động các nguồn tài trợ từ 2.000.000 đến 3 000.000 / năm.
– Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn lực thông tin.
– Đa dạng hóa loại hình tài liệu: Tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử theo
định hướng phát triển thư viện trong thời gian tới.
– Bổ sung đầy đủ các loại tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, tài liệu phục vụ chương trình đổi mới giáo dục.
– Bổ sung tài liệu về Văn kiện của Đảng, các Văn bản Pháp quy, Nghị quyết của Đảng và nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Bổ sung các loại sách tra cứu, từ điển mới, Bách khoa toàn thư, các tác phẩm kinhđiển.
– Bổ sung các loại truyện tranh có nội dung ca ngợi những tấm gương hiếu học, những tấm gương đạo đức…
Phối hợp với các phong trào, hội thi của nhà trường, Đội, công đoàn để lồng ghép việc tuyên truyền nhằm giới thiệu những cuốn sách, những tài liệu có nội dung phục vụ thiết thực cho việc dạy và học. Trong đợt thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, tôi cũng đã giới thiệu đến các em học sinh những cuốn sách có nội dung về Bác phù hợp với cuộc thi để học sinh có tài liệu tham khảo từ đó lựa chọn cho mình câu chuyện phù hợp để trình bày trước hội thi.
b.3. Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin
Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin giúp cho thư viện có thể
tạo lập nên các phương tiện kiểm soát thư mục, tạo ra các điểm truy cập và định
hướng cho bạn đọc trong việc tra cứu sử dụng vốn tài liệu và thông tin một cách
dễ dàng thuận lợi. Vì vậy tại thư viện trường Tiểu học Y – Nuê tổ chức tốt hệ
thống lưu trữ nhằm giúp cho cán bộ thư viện kiểm soát được vốn tài liệu của thư viện mình, từ đó cán bộ thư viện có thể định hướng trong công tác bổ sung, tổ chức triển lãm, trưng bày giới thiệu sách, biên soạn các thư mục…, giúp bạn đọc dễ dàng tìm thấy những tài liệu mà mình cần.
Hiện nay, thư viện trường Tiểu học Y – Nuê phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở. Các truyện thiếu nhi dán theo mã màu để học sinh mượn và trả đúng vị trí của truyện. Hằng năm, tôi biên soạn 2 thư mục :thư mục giới thiệu sách tham khảo về các thư mục các tài liệu toán và thư mục các tài liệu tiếng Việt, thư mục giới thiệu sách mới cho giáo viên và học sinh ,giúp bạn đọc đặc biệt là giáo viên dễ dàng, nhanh chóng tìm được những tài liệu có cùng chủ đề. Trong thời gian tới, thư viện sẽ tiến hành xây dựng mục lục môn loại để bạn đọc có thể tìm tài liệu theo môn loại khoa học dễ dàng, không tốn nhiều thời gian. Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ thông tin góp phần tạo lập nên bộ máy tra cứu thông tin thư viện , trên cơ sở đó giúp cho thư viện trường Tiểu học Y-Nuê có thể hoạt động tốt và phục vụ các nhu cầu tra cứu khác nhau của bạn đọc.
b.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện
Công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong hầu hết các chức năng của thư viện như: kiểm soát tài liệu mới nhập về thư viện từ các nguồn khác nhau, thống kê, báo cáo số liệu, xử lý tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm tiện ích cho thư viện là rất cần thiết.
Trong tương lai, thư viện trường Tiểu học Y – Nuê cần phải đầu tư cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin với các trang thiết bị hiện đại để việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao, tăng khả năng
đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
b.5. Hình thành môi trường đọc hấp dẫn, tiện nghi
Để có môi trường đọc sách hấp dẫn và tiện nghi, thư viện phải trang bị và đầu tư theo đúng chuẩn thư viện được bày trí như phòng đa chức năng: góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật, góc tin học… giống mô hình thư viện của tổ chức Room to Read. Đem lại cho học sinh một cảm giác thân thiện gần gũi, một môi trường đọc sách đầy khoa học và sáng tạo. Góp phần tạo cho các em học sinh phát triển thói quen đọc và phát triển được tư duy. Cơ sở vật chất thư viện trường Tiểu học Y – Nuê đảm bảo, không gian bên trong thư viện phải thoải mái và gần gũi, trang thiết bị phải phù hợp. Tạo cho bạn đọc có được sự tự do, thoải mái, vui tươi. Đặc biệt bàn ghế thiết kế phù hợp với lứa tuổi từng đối tượng người dùng tin, tạo cho người dùng tin có được môi trường đọc sách hấp dẫn, tiện nghi nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Như thế mỗi ngày người dùng tin đến thư viện là một niềm vui, để bạn đọc phát triển những kĩ năng, phương pháp học tập và kĩ năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo trong môi trường đọc thân thiện.
b. 6 Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện
Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, là người chọn lựa, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, là nhịp cầu giúp bạn đọc tiếp xúc với tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vai trò, tư cách, hoạt động của cán bộ thư viện trong trường phổ thông nói chung và thư viện trường Tiểu học Y – Nuê có những nét đặc thù riêng so với các cán bộ thư viện khác. Đối với học sinh tiểu học trường Tiểu học Y – Nuê, do sự phát triển tâm lý ở độ tuổi này diễn ra không đồng đều, vận động và phát triển theo quy luật riêng, do vậy bản thân tôi cần phải hiểu được giai đoạn phát triển tâm lý từng lứa tuổi của các em để có những định hướng phù hợp.
Tôi là người tham mưu đắc lực với Giám hiệu, đề xuất những ý kiến để xây dựng và kiện toàn thư viện; vận động giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các phong trào của thư viện. Phối hợp tốt với bộ phận chuyên môn và học sinh trong nhà trường để thành lập đội cộng tác viên thư viện nhằm hỗ trợ cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc… Ngoài ra, bản thân tôi không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, tham gia học tập
các lớp nâng cao trình độ chuyên môn để làm tốt hơn công tác thư viện của mình.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mỗi giải pháp, biện pháp trên đều có mặt mạnh, mặt hạn chế riêng, không có giải pháp, biện pháp nào là tối ưu, trong quá trình thực hiện nếu thiếu một trong những giải pháp đó thì đề tài nghiên cứu này khó thành công. Vì vậy, cán bộ thư viện cần phải biết cách kết hợp các giải pháp, biện pháp với nhau một cách chặt chẽ, phù hợp thì việc xây dựng môi trường thư viện thân thiện tại trường tiểu học Y – Nuê mới đạt hiệu quả cao.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo nghiệm:
Để xác định nhu cầu của người dùng tin và đánh giá chất lượng của thư viện, cuối học kì I năm học 2018 – 2019, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 166 học sinh trong toàn trường, thu được kết quả như sau:
– Đối với giáo viên , công nhân viên :
Stt Nội dung Trước khi
nghiên cứu Sau khi áp
dụng đề tài
Số lượng Tỉ lệ
% Số lượng Tỉ lệ
%
01 Mục đích sử dụng tài liệu của bạn đọc Giải trí
3 13,7 3 13,7
Nghiên cứu 5 22,7 7 31,8

Ứng dụng trong công tác c.môn
10 45,5 12 54,5

Mục đích khác
4 18,1 0 0
02 Bạn có thường xuyên sử dụng thư viện không?
Dưới 1 lần /tuần
5 22,7 2 9,1
1đến 2 lần/tuần 9 40,9 5
22,7

3-5 lần /tuần
5 22,7 13 59,1

5 lần /tuần
3 13,7 2 9,1
03 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện
Rất hài lòng
7 31,8 12 54,5

Hài lòng
12 54,5 10 45,5

Chưa hài lòng
3 13,7 0 0
04 Bạn quan tâm đến loại tài liệu nào?
Sách giáo khoa
5 22,7 5 22,7
Sách giáo viên
9 40,9 10 45,5
Tài liệu tham khảo 5 22,7 4 18,1
Các văn bản pháp luật 3 13,7 3 13,7
05 Mức độ hài lòng của bạn về số lượng ,chất lượng nội dung tài liệu của thư viện
Rất hài lòng
8 36,4 10 45,5

Hài lòng
10 45,5 12 54,5
Không hài lòng 4 18,1 0 0
06 Thời gian phục vụ hiện tại của thư viện có phù hợp với nhu cầu của bạn đọc?
Hợp lý

16
72,7 20 90,9

Chưa hợp lý
6 27,3 2 9,1
07 Sách và tài liệu trong thư viện có thường xuyên cập nhật
hay không? Có
14 63,6 19 86,3
Không 8 36,4 3 13,7
08 Bạn đọc lựa chọn tài liệu theo cơ sở nào? Tên sách
15 61,2 20 90,9

Tên tác giả
5 22,7 2 9,1

Nhà xuất bản
2 9,1 0 0
– Đối với học sinh:

Stt
Nội dung Trước khi
nghiên cứu đề tài
Sau khi áp dụng
đề tài
Số lượng Tỉ lệ
% Số lượng Tỉ lệ
%
01 Mục đích sử dụng tài liệu của bạn đọc
Giải trí
46 27,7 66 39,7

Học tập
50 30,1 50 30,1

Hiểu biết thêm
50 30,1 30 18,1

Mục đích khác
20 12,1 20 12,1
02 Bạn có thường xuyên sử dụng thư viện không? Dưới 1 lần /tuần 20 12,1 0 0

1-2 lần/tuần
80 48,2 76 45,8

3-5 lần /tuần
56 33,7 80 48,2

5 lần /tuần
10 6,0 1 6,0
03 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện
Rất hài lòng
70 42,2 90 54,2

Hài lòng
60 36,1 76 45,8

Chưa hài lòng
36 21,7 0 0
04 Bạn quan tâm đến

loại tài liệu nào? Sách giáo
khoa 65 39,1 51 30,7
Truyện thiếu nhi 75 45,2 95 57,2

Báo tạp chí
26 15,7 20 12,1
05 Mức độ hài lòng của bạn đọc về số lượng , chất lượng nội dung tài liệu của thư viện
Rất hài lòng
53 32,0 78 47,0

Hài lòng
73 44,0 75 45,2

Không hài lòng
40 24 13 7,8
06 Thời gian phục vụ hiện tại của thư viện có phù hợp với nhu cầu của bạn đọc?
Hợp lý
101 60,9 145 87,3

Chưa hợp lý
65 39,1 21 12,7
07 Sách và tài liệu trong thư viện có thường xuyên cập nhật
hay không?

91 54,8 135 81,3
Không 75 45,2 31 18,7
08 Hình thức phục vụ bạn đọc quan tâm
Đọc tại chỗ
60 36,1 51 30,7
Mượn về nhà
86 51,8 100 60,2
Tủ sách lưu động 20 12,1 15 9.1
* Giá trị khoa học:
Từ kết quả điều tra trên cho thấy sau khi áp dụng đề tài, giáo viên, nhân viên thường xuyên đến thư viện với mục đích ứng dụng trong công tác chuyên môn, đối với giáo viên giảng dạy việc đọc để tích lũy kiến thức nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy để truyền đạt nhanh chóng thông tin và tri thức đến học sinh tiếp thu một cách tốt nhất, công việc chính của giáo viên là giảng dạy nên việc sử dụng những kiến thức phục vụ cho việc soạn bài và cung cấp kiến thức cho học sinh là việc làm quan trọng và thường xuyên. Về mức độ quan tâm thường xuyên đến thư viện, sau khi áp dụng đề tài, giáo viên đến thư viện ngày càng tăng (3 – 5 lần/tuần tăng từ 22,7 % lên 59,1%).Về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện cũng có nhiều thay đổi, thái độ phục vụ rất hài lòng tăng từ 31,8% lên 54,5%, điều này chứng tỏ cán bộ thư viện đã có những thay đổi trong công tác phụ bạn đọc, chất lượng tài liệu của thư viện nhà trường ngày càng cao do có sự chọn lọc các loại tài liệu đặc biệt là các tài liệu sách tham khảo, sách giáo viên, các văn bản pháp luật. Giáo viên lựa chọn tài liệu chủ yếu dựa vào tên sách, thông qua tên sách giáo viên có thể lựa chọn cho mình những tài liệu cần thiết, không mất nhiều thời gian. Học sinh đến thư viện sử dụng với mục đích giải trí là nhiều, các em thường xuyên tới thư viện hơn, tài liệu mà các em quan tâm khi đến thư viện chủ yếu là sách báo, truyện tranh, các loại câu đố. Nhu cầu của các em không những đọc tại chỗ mà còn mượn về nhà để đọc, các tài liệu được bổ sung về thư viện ngày càng phù hợp với nhu cầu của các em hơn.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm
Qua quá trình vận dụng các biện pháp, phương pháp trên một cách linh hoạt, sáng tạo, thư viện trường Tiểu học Y-Nuê đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong công tác tổ chức môi trường đọc, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực, có tác dụng tạo sức hấp dẫn, thu hút và kích thích thói quen đọc sách của giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh trong nhà trường. Thư viện đã có nhiều cố gắng để tạo ra một không gian đọc, học tập, nghiên cứu thoải mái, tích cực góp phần đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách báo của đông đảo giáo viên và học sinh. Thực tiễn hoạt động cho thấy, được ngồi đọc sách trong không gian thoải mái, thân thiện giúp cho giáo viên và học sinh cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu nhanh hơn. Chính những hoạt động này đã tạo được sự ham mê đọc sách trong giáo viên và học sinh.
Thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể
thiếu đối với các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các
em học tập, sáng tạo và phát triển tư duy.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thư viện trường học giữ vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa ,khoa học ,phục vụ đắc lực trong việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân của nhà trường. Năm 2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo ra một tiền đề cần thiết cho việc phát triển thư viện trường học. Đưa thư viện các trường phổ thông trong cả nước tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong những phương pháp, hoạt động để dần dần trở thành thư viện trường học thân thiện.
Thực hiện mô hình thư viện trường học giai đoạn mới theo xu hướng mở, với nguyên tắc là bất cứ lúc nào mình cần tài liệu là có ngay mà không bó vào khuôn mẫu. Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường không ngừng tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đặc biệt là chú trọng đầu tư cho thư viện.
Nhận thức được thư viện trường học thân thiện là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên , học sinh chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức với sự bài trí hấp dẫn ,khoa học và có hệ thống quản lý thuận tiện, cùng với sự quan tâm, đầu tư đúng mức của nhà trường trong thời gian sắp tới; thư viện trường Tiểu học Y – Nuê sẽ có một bước chuyển mình tích cực trong việc tổ chức môi trường đọc thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho giáo viên và học sinh.
2. Kiến nghị
a. Đối với nhà trường: Đầu tư kinh phí mua sắm thêm một số tài liệu tham khảo nhất là những tài liệu theo chương trình đổi mới. Mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại để cho công tác thư viện nhà trường dần dần trở thành thư viện trường học thân thiện.
b. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các đợt tập huấn về thư viện để nhân viên thư viện nâng cao thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như học hỏi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Trường Tiểu học Y – Nuê ,Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Tôi mong có được sự đóng góp những ý kiến từ hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cũng như các bạn để cho việc áp dụng kinh nghiệm này vào hoạt đông thư viện ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả.
Thống Nhất, ngày 10 tháng 02 năm 2019
Người viết

Đỗ Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông /Nguyễn Thế Tuấn….-H.:GD,2006.-166 tr.
2. Một số chuyên đề về nghiệp vụ thư viện trường học / Đàm Thị Liên, Trần Xuân Khóa.-H.:GD,2009
3. Sổ tay công tác thư viện trường học/ Từ văn Sơn, Đào Thị Kim Liên.-H.:GD,2008
4. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học / Lê Thị Chinh….-H.:GD;2008 – 200tr.
2. Hỏi – Đáp về công tác thư viện trường phổ thông / Lê Thị Chinh….-H.:GD;2008 – 200tr.
5. Các tài liệu về xây dựng thư viện thân thiện
6. Các văn bản chỉ đạo công tác thư viện trường học của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục.

MỤC LỤC

Mục Nội Dung Trang
I Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 – 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Giới hạn của đề tài 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
II Phần nội dung 2
1 Cơ sở lý luận 2 – 3
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3 – 4
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 5
a Mục tiêu của giải pháp 5
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5 – 9
c Mối quan hệ giữa các giải pháp,biện pháp 9
d Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
9 – 13

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm 13
III Phần kết luận, kiến nghị 14
1 Kết luận 14
2 Kiến nghị 14 – 15
Tài liệu tham khảo 16
Mục lục 17

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP THỊ XÃ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………